- Địa chỉ
- Vốn điều lệ
- Loại hình công ty
- Ngành nghề
- Tên công ty
- Không giới hạn mức đăng ký vốn điều lệ: Vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp,…
- Được tăng giảm vốn điều lệ bất cứ lúc nào: Vốn điều lệ được tăng giảm theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Công ty chỉ cần gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Ngoài ra, công ty có thể đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty, đối với công ty cổ phần còn có thêm hình thức tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ.
- Trường hợp cổ đông, thành viên không góp đủ vốn: Việc không góp đủ vốn như đã cam kết là vấn đề xảy ra rất nhiều tại các doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền bán, chuyển nhượng lại phần vốn mà các thành viên, cổ đông chưa góp đủ và phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, điển hình là công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.